Răng móm là dạng sai lệch răng khá phức tạp, nhiều người lựa chọn niềng răng để khắc phục tình trạng này. Vậy niềng răng có hết móm không? Quy trình niềng răng như thế nào? Thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Niềng răng móm là như thế nào?
Niềng răng móm là quá trình sử dụng khí cụ chỉnh nha (như mắc cài, khay trong suốt...) để điều chỉnh răng và khớp cắn ngược, giúp đưa răng về vị trí chuẩn, cải thiện chức năng nhai, thẩm mỹ gương mặt và nụ cười.
Niềng răng có hết móm không?
Niềng răng là giải pháp khắc phắc phục tình trạng răng móm vô cùng hiệu quả. Với tình trạng móm do răng mọc sai vị trí (gọi là móm do răng) như răng hàm dưới mọc lệch ra ngoài, răng hàm trên cụp vào trong và khớp cắn ngược nhưng xương hàm vẫn cân đối thì niềng răng có thể điều chỉnh hoàn toàn khớp cắn ngược, cải thiện cả thẩm mỹ khuôn mặt và chức năng nhai.
Tuy nhiên với những trường hợp móm do xương hàm thì có thể sẽ cần kết hợp thêm phẫu thuật thì mới có thể khắc phục hoàn toàn tình trạng răng móm.
Quy trình niềng răng móm như thế nào?
Để có một kết quả niềng răng móm tốt nhất, bạn sẽ cần thực hiện các quy trình niềng răng móm cùng bác sĩ chỉnh nha như sau:
Bước 1: Khám & chụp phim X-quang
-
Phim pano (toàn hàm) & ceph (mặt nghiêng).
-
Bác sĩ phân tích tình trạng răng – xương – khớp cắn.
-
Xác định móm do răng hay xương.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị
-
Dự kiến thời gian, có nhổ răng không?
-
Dùng loại mắc cài gì? Cần mini vít không?
Bước 3: Lấy dấu hàm & gắn mắc cài
-
Vệ sinh răng, dán mắc cài lên răng.
-
Gắn dây cung vào để bắt đầu tạo lực.
Bước 4: Tái khám định kỳ (3–6 tuần/lần)
-
Siết dây, điều chỉnh lực.
-
Theo dõi răng di chuyển theo kế hoạch.
Bước 5: Tháo niềng & đeo hàm duy trì
-
Sau khi răng đều và khớp cắn chuẩn.
-
Đeo hàm duy trì để giữ kết quả (có thể từ 6 tháng – vài năm).
Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi niềng răng có hết móm không và quy trình niềng răng móm diễn ra như thế nào. Bạn có thể tham khảo để có kế hoạch điều trị cụ thể với tình trạng của mình nhé.