Viêm mũi dị ứng
là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Nếu không điều trị kịp thời
thì có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng cũng
như nguyên nhân và cách điều trị có thể giúp bạn và người thân chủ động phòng
tránh khỏi những phiền toái mà căn bệnh này gây nên.
Bệnh viêm mũi
dị ứng là gì?
Viêm
mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những tác nhân lạ tiếp xúc và xâm nhập
vào cơ thể bằng đường hô hấp. Cơ thể con người được bảo vệ bởi nhiều hệ thống,
trong đó có hệ miễn dịch tự nhiên. Nhiệm vụ chính của nó là chống lại các
chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, quá trình phản xạ này còn phóng thích
ra các chất gây viêm, tạo ra triệu chứng bất thường để báo hiệu cho cơ thể.
Chính vì vậy,
khi một người bị viêm mũi dị ứng nghĩa là cơ thể họ đang phản ứng với sự xâm
nhập của những tác nhân lạ vào cơ thể qua đường hít thở. Cơ thể sẽ tự động giải
phóng histamin – một chất làm kích ứng mũi gây viêm để chống lại các tác nhân
gây kích ứng. Các biểu hiện thường gặp nhất là tắc mũi, chảy nước mũi, có cảm
giác như bị “cảm cúm” hoặc rối loạn giấc ngủ, khi ngủ không thở được bằng mũi,…
Khí
hậu thay đổi, môi trường ô nhiễm khiến viêm mũi dị ứng ngày càng phổ biến và
diễn biến phức tạp, dần trở thành bệnh “xã hội” không của riêng ai, số lượng
người vị viêm mũi dị ứng cũng ngày càng tăng lên nhiều hơn.
Những người bị các bệnh về đường hô hấp như
hen phế quản, eczema và những người có tiền sử bị hen hay viêm mũi dị ứng… là
những đối tượng có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn cả. Hiện nay, các
bác sĩ và chuyên gia tai – mũi – họng phân chia viêm mũi dị ứng thành 3 loại.
Cụ thể như sau:
Viêm mũi dị ứng theo
mùa
Viêm mũi dị ứng theo mùa là tình trạng bệnh chỉ xuất hiện vào một mùa, một thời điểm nhất định trong năm. Thông thường mùa xuân là thời điểm nhiều người thường dễ bị và tái phát bệnh nhất. Bởi lẽ mùa xuân là mùa hoa nở, khí hậu nóng ẩm, có nhiều phấn hoa… (Do đó có nhiều người gọi là viêm mũi dị ứng mùa xuân).
(Xem thêm: Khám nam khoa tại Vinh)
Độ ẩm không khí cao là môi trường thuận lợi để
các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng như phấn hoa, nấm mốc phát triển và lây lan.
Đặc biệt, với những người có cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với những tác nhân này
sẽ gây ra các triệu chứng như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục,…
Viêm mũi dị ứng quanh
năm, không theo mùa
Thường do cơ thể dị ứng với bụi nhà, mạt bụi,
bụi vải quần áo, khí cống rãnh, nước thải, hoặc sinh sống trong môi trường bị ô
nhiễm… Những người bị viêm mũi dạng này chủ yếu là hắt hơi, niêm nhạt và phù
nề. Tuần suất hắt hơi sẽ giảm dần tùy thuộc vào sự thay đổi số lượng các dị
nguyên.
Viêm mũi dị ứng do
nghề nghiệp
Do người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên là
các sợi bông, lông, khí SO2, FeO, khí gas… Những người làm việc trong môi
trường hóa chất, khói bụi thường là những người sẽ có nguy cơ bị viêm mũi dị
ứng cao nhất.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng liên quan mật thiết với hiện
tượng dị ứng, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng. Theo các chuyên gia,
bệnh viêm mũi dị ứng là biểu hiện tại chỗ của dị ứng toàn thân. Các nguyên nhân
gây bệnh có thể kể đến như:
- Phấn hoa, hóa chất, bụi vải, sợi, lông động
vật (chó, mèo…), nước hoa, khói thuốc lá, khói nhà máy, ký sinh trùng (nấm mốc,
bọ chét, mạt…)
- Cơ địa dị ứng với một số loại thức ăn, hải
sản: tôm, cua, cá, ghẹ…
- Một số loại thuốc, dược phẩm như thuốc gây
tê, gây mê, kháng sinh, aspirin…
- Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, giao
mùa, nóng lạnh đột ngột… là yếu tố gây viêm mũi dị ứng
- Viêm nhiễm bởi vi khuẩn (S. pneumoniae, H.
influenzae, cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu): Độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm
trùng mãn tính ở xoang mũi, amidan, răng miệng…
- Cấu tạo mũi cũng là 1 yếu tố khiến cơ thể có
thể bị viêm mũi dị ứng. Xuất hiện ở người có cấu trúc mũi hẹp, vách ngăn bị
vẹo, gai và hệ thống mào vách ngắn…
- Người có tiền sử bệnh lý khác liên quan đến
dị ứng như: hen suyễn, viêm da dị ứng, mề đay, tổ đỉa… hoặc yếu tố tiền sử của
gia đình cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng rất dễ nhận
biết, người bệnh có thể cảm nhận thấy ngay khi bệnh xuất hiện. Một số dấu hiệu
điển hình dễ nhận biết nhất bao gồm:
- Hắt hơi, sổ mũi
- Ngứa mũi, đỏ mắt, cổ họng, da hoặc các vùng
khác trên cơ thể
- Ho, ngứa họng, có cảm giác nóng rát ở vòng
hầu họng, lâu ngày dẫn tới viêm họng, viêm phế quản
- Nghẹt mũi, chảy nước mắt,…
- Loạn khứu giác, ngủ ngáy, điếc mũi (mất khả
năng phân biệt mùi hương)…
- Xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt
- Đau đầu thường xuyên, ù tai, chóng mặt
- Xuất hiện những đốm dạng chàm như vùng da bị
khô, ngứa và thường có mụn nước, phát ban…
- Mệt mỏi, lo lắng, giảm trí nhớ…
Phân biệt viêm mũi dị ứng, viêm mũi và viêm
xoang
Thực tế, các biểu hiện của viêm mũi dị ứng khá
giống với một số biểu hiện của viêm mũi thông thường hay viêm xoang mũi. Tuy
nhiên, đây là 3 thể bệnh hoàn toàn khác nhau. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện
những triệu chứng bất thường, cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị
theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số đặc điểm giúp phân biệt 3
tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang người bệnh cần lưu ý là:
- Viêm mũi dị ứng: Là tình trạng
mũi phản ứng lại với những vật thể lạ, nhỏ (dị nguyên) trong không khí như phấn
hoa, lông mèo, khói bụi… Một số phản ứng phổ biến như hắt hơi, sổ mũi, chảy
nước mũi liên tục…
- Viêm mũi thông
thường: Đây là một tình trạng bệnh nhiễm siêu vi đường hô hấp
trên. Có các triệu chứng gần giống với cảm cúm, cảm lạnh. Cảm cúm do một loại
siêu vi khác gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Viêm mũi xoang: Vị trí của các
xoang mũi bao quanh hốc mũi và nằm dưới mắt và có thông với hốc mũi. Vì vậy,
khi bị viêm xoang, dịch nhầy sẽ chảy ra theo đường mũi dẫn tới tình trạng chảy
nước mũi, nghẹt mũi, nước mũi có mùi tanh, hôi rất khó ngửi…
Để có thể phân biệt chính xác nhất 3 thể viêm
mũi này nếu bạn xuất hiện những triệu chứng tương tự kể trên, hãy tới thăm khám
tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa uy tín. Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi
họng sẽ biết rõ cách so sánh và phân biệt đúng bệnh, từ đó tư vấn phác đồ điều
trị hiệu quả, chính xác nhất.
Cách điều trị
viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả
Viêm
mũi dị ứng không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể điều trị
khỏi nếu được can thiệp kịp thời, xử lý đúng cách. Có nhiều phương pháp chữa
viêm mũi dị ứng, tùy thuộc vào từng tình trạng, nguyên nhân, mức độ và cơ địa
của người bệnh bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra phác đồ phù hợp để cho hiệu quả
điều trị tốt nhất. Một số cách chữa phổ biến, hiện quả hiện nay gồm:
Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại
nhà
Đối
với các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng có thể tự điều trị
tại nhà bằng các mẹo chữa đơn giản. Cách chữa này giúp giảm nhanh các triệu
chứng của bệnh và rất an toàn với sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ nguy
hiểm. Một số cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà người bệnh có thể tham khảo gồm:
- Vệ sinh bằng nước muối sinh
lý: Là dung dịch Natri Clorid
0,9% (tương ứng với nồng độ dịch trong cơ thể). Dung dịch này được sử dụng
trong hỗ trợ y tế: súc miệng, rửa mũi, rửa vết thương hở… Sử dụng nước muối
sinh lý để súc miệng và rửa mũi giúp loại bỏ các tác nhân gây viêm mũi, đồng thời
làm sạch và thông thoáng khoang miệng.
- Gừng tươi/Trà gừng: Khi người bệnh có triệu chứng hắt hơi, nước mũi chảy liên tục
thì chỉ cần nhai trực tiếp 1, 2 lát gừng tươi thì sẽ thấy hiệu quả tức thì. Bên
cạnh đó, bạn cũng có thể uống trà gừng để cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra, còn
rất nhiều các mẹo chữa sử dụng các nguyên liệu như lá húng chanh, hạt gấc, ngải
cứu, lá bạc hà,… Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý, các mẹo dân gian chỉ phù
hợp với trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng giai đoạn đầu. Trong trường hợp nặng
hoặc bệnh điều trị 3 – 5 ngày không có tiến triển cần đến ngay các cơ sở y tế
để thực hiện điều trị theo yêu cầu của bác sĩ.
Thuốc điều trị viêm mũi dị
ứng
Dựa
vào tình trạng và kết quả chẩn đoán, số liệu xét nghiệm, chụp chiếu liên quan..
.các bác sĩ có thể kê đơn thuốc khắc phục các triệu chứng bệnh như sau:
- Thuốc kháng histamine: Là loại thuốc có tác dụng ngăn việc sản sinh histamine –
nguyên nhân gây hiện tượng viêm mũi dị ứng. Thuốc có 2 dạng là viên uống và dạng
xịt, tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Tác dụng
phụ của loại thuốc này là có thể gây buồn ngủ.
- Dung dịch phun chống nghẹt
mũi: Loại thuốc này có
tác dụng giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên không dùng quá 3 ngày, bởi
có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Xịt mũi chứa
corticosteroid: Loại thuốc này hay được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị
ứng
- Tiêm thuốc chống dị
ứng: Tiêm thuốc chống dị ứng (liệu pháp miễn dịch). Cách điều
trị này bao gồm việc tiêm thuốc chống dị ứng cho tới khi các triệu chứng có thể
kiểm soát được.
Nguồn: TenMienNgon.com