Header Ads Widget

Nguyên nhân và điều trị rối loạn tuần hoàn tai trong

Rối loạn tuần hoàn tai trong nghe có vẻ lạ nhưng hiện nay căn bệnh này ngày càng phổ biến tại nước ta. Nó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến khả năng nghe của người bệnh giảm sút nghiêm trọng.

Rối loạn tuần hoàn tai trong là bệnh gì?

Rối loạn tuần hoàn tai trong là một bệnh lý gây nên bởi hiện tượng thiếu hoặc máu bị tắc nghẽn. Các chuyên gia y tế cho biết, những người mắc bệnh này thường có khả năng bị suy giảm thính lực cao gấp 2 lần người bình thường.

Khi mắc chứng tuần hoàn tai trong rối loạn người bệnh sẽ dần mất thính lực, dây thần kinh cảm giác nên hiện tượng dẫn truyền cảm giác không tốt. Bởi vậy, âm thanh không được gửi tín hiệu tới não bộ kịp thời để phân tích. Từ đó dẫn đến suy giảm thần kinh thính giác và khiến não bị tổn thương.

Dấu hiệu của bệnh gây ảnh hưởng lớn đến ốc tai của người bệnh. Đặc biệt có thể làm tổn thương đến màng nhĩ khiến khả năng nghe kém và gây mất thính giác vĩnh viễn.

Những nguyên nhân của bệnh tuần hoàn tai trong bị rối loạn

Tuần hoàn tai trong rối loạn gây ra bởi mô thiếu sự liên kết và việc các bộ phận bị bất ổn. Ngoài ra còn có nguyên nhân bắt đầu từ các bệnh về máu như:

- Bệnh về bạch cầu

- Bệnh nhân có tiền sử thiếu máu hồng cầu hình liềm

- Bệnh đa hồng cầu

- Bệnh truyền nhiễm liên quan đến mạch máu

- Tai trong của bệnh nhân chứa dị vật

- Bệnh nhân viêm tai

- Bệnh nhân nhiễm trùng tai

- Bệnh nhân viêm mê đạo

- Bệnh nhân viêm dây thần kinh thính giác

- Bệnh nhân viêm tắc mạch máu

Những nguy hiểm mà bệnh mang lại

Nhiều người cho rằng căn bệnh lạ này không nguy hiểm.Điều này hoàn toàn sai lầm bởi có rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện nếu bạn mắc chứng tuần hoàn tai trong rối loạn:

- Bệnh xơ cứng động mạch

- Gây tắc nghẽn máu không thể lưu thông và di chuyển vào tai 

- Gây nên cảm giác ù tai, nghe kém

- Suy giảm thính giác của bệnh nhân

Phòng và điều trị tuần hoàn tai trong bị rối loạn như thế nào?

Có rất nhiều cách để phòng và  điều trị rối loạn tuần hoàn tai trong như:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

- Người bệnh cần hạn chế những thực phẩm có muối: Đây là nguyên liệu gây nên các vấn đề cao huyết áp dẫn đến ù tai. 

- Hạn chế thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn: Bởi trong đó thường chứa nhiều muối hơn so với mức cho phép tiêu thụ của người bệnh. 

- Bổ sung những thực phẩm nguồn gốc từ tự nhiên như trái cây, rau củ, các loại hạt nguyên cám, đậu

- Tập chung ăn thêm các thực phẩm chứa nhiều chất đường bột tự nhiên như bánh mì hoặc mì ống.

- Bổ sung thêm dầu oliu, phô mai, sữa chua trong khẩu phần ăn cơ bản hằng ngày của người bệnh.

- Tránh sử dụng bột ngọt: Bởi nó có chứa thành phần kích thích thần kinh  

Một số lời khuyên cho người bệnh 

Ngoài chế độ ăn uống người bệnh cũng cần hạn chế những điều sau:

- Bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều tiếng ồn. 

- Tuyệt đối không được đeo tai nghe với âm lượng quá lớn.

- Nếu phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu đau tai nào cũng nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng kịp thời để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

- Không được sử dụng gạc bông để ngoáy tai vì như vậy sẽ khiến tổn thương màng nhĩ và gây nên bệnh viêm nhiễm tai trong.

- Sử dụng nút bịt tai hoặc mũ che tai để bảo vệ tai khỏi các tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn khi làm việc tại cơ quan và những nơi bụi bẩn

- Theo các nghiên cứu từ chuyên gia thì nghe nhạc cổ điển có tiết tấu nhẹ nhàng có tác dụng làm dịu hệ thống đường biên não. Đồng thời nghe một bản nhạc yêu thích cũng kích thích vỏ não thính giác giúp thay đổi dải âm thanh của những dây thần kinh bị suy yếu.

- Không được sử dụng chất kích thích gây hại cho tai và hệ thần kinh như rượu, bia, tránh tiếp xúc thụ động với thuốc lá. Chính những chất này làm giảm khả năng lưu thông máu đến cấu trúc tai và gây nên bệnh.

- Duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao thường và có lối sống lành mạnh điều này giúp bạn phòng tránh được tối đa tình trạng đau tai trong.

- Người bệnh cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời nhất.

- Sắp xếp, lên kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

- Điều trị dứt điểm các bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường bởi đây có thể chính là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tuần hoàn tai trong.

Lời kết

Chứng rối loạn tuần hoàn tai trong có thể là dấu hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm như bạch cầu, thiếu máu hồng cầu. Do đó, bạn cần thăm khám định kỳ để phát hiện và ngăn ngừa biến chứng xấu có thể xảy ra.

Nguồn: TenMienNgon.com