Header Ads Widget

Khi nào nên cắt Amidan?

Viêm amidan là bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Amidan gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho vùng họng của người bệnh. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng khi không được điều trị kịp thời vẫn có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn.

Vị trí của amidan

Amidan là một cặp khối mô mềm nằm ở phía sau họng (hầu họng). Mỗi amidan bao gồm các mô tương tự như các hạch bạch huyết (lympho), được bao phủ bởi niêm mạc màu hồng, chạy qua niêm mạc của mỗi amidan là các hố, được gọi là crypts.

Amidan gồm có: Amidan khẩu cái, amidan lưỡi, amidan vòm và amidan vòi kết hợp tạo thành một vòng bao quanh bên trong họng, được gọi là vòng waldeyer.

Amidan đóng vai trò quan trọng giúp chống nhiễm trùng, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.

Viêm amidan là gì?

Amidan hoạt động như một cơ chế bảo vệ và giúp ngăn cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Khi virus và vi khuẩn tấn công với số lượng lớn vào cơ thể khiến amidan không thể chống lại được, gây ra nhiễm trùng, tình trạng này được gọi là viêm amidan.

Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Viêm amidan thường được chẩn đoán ở trẻ em từ tuổi mẫu giáo đến tuổi thiếu niên. Các triệu chứng bao gồm đau họng, sưng amidan và sốt.

Tình trạng này dễ lây lan và có thể do nhiều loại virus và vi khuẩn phổ biến, chẳng hạn như vi khuẩn Streptococcal, gây ra viêm họng liên cầu khuẩn. Viêm amidan do viêm họng liên cầu khuẩn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Viêm amidan rất dễ chẩn đoán và các triệu chứng thường biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày.

Phân loại viêm amidan

Viêm amidan được phân chia làm 2 loại:

- Viêm amidan cấp tính: Một loại vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm vào amidan, gây sưng và đau họng, chủ yếu ở amidan khẩu cái. Amidan có thể phát triển một lớp phủ màu xám hoặc trắng, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm.

- Viêm amidan mãn tính: Nhiễm trùng amidan dai dẳng, đôi khi là kết quả của các đợt viêm amidan cấp tính lặp đi lặp lại.

Nguyên nhân gây viêm amidan

Do cấu tạo của amidan có nhiều khe và hốc nên đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh cho cơ thể như:

- Do nhiễm các loại virus như Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, Virus Parainfluenza, Virus Epstein-Barr, virus herpes simplex.

- Người bệnh có tiền sử đã từng mắc hoặc đang mắc các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn như sởi, ho gà …

- Người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân kém.

- Do sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh như kem, nước đá, bia lạnh.

- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi.

- Thời tiết thay đổi đột ngột cũng dẫn tới viêm amidan.

Triệu chứng của viêm amidan

Viêm amidan rất dễ nhận biết với các triệu chứng đặc trưng được liệt kê dưới đây:

- Cổ họng khô, hơi thở có mùi: Nguyên nhân bởi các vi khuẩn tập trung ở amidan và các dịch mủ tồn động dẫn đến hơi thở có mùi, ngứa họng, vướng họng.

- Amidan phì đại khiến việc nuốt đồ ăn thức uống gặp khó khăn, kể cả khi nói cũng không rõ ràng, phát ra tiếng ngáy khi ngủ.

- Xuất hiện hiện tượng xuất huyết, hốc miệng có chấm mủ màu trắng hoặc vàng ở amidan và vòm miệng.

- Ở cổ thấy hạch bạch huyết, nhất là ở vị trí thành sau hàm dưới dẫn đến sưng to và đau

- Các triệu chứng khác có thể là sốt, mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu và đau đầu…

Biến chứng của viêm amidan

Viêm amidan nếu không chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn:

- Áp xe peritonsillar: Nhiễm trùng tạo ra một túi mủ bên cạnh amidan, đẩy nó về phía đối diện. Áp xe peritonsillar phải được dẫn lưu khẩn cấp.

- Bệnh bạch cầu đơn nhân cấp tính: Thường do virus Epstein-Barr gây ra gây ra sưng to ở amidan, sốt, đau họng, phát ban và mệt mỏi.

- Viêm họng liên cầu khuẩn: Streptococcus, một loại vi khuẩn, lây nhiễm amidan và cổ họng. Sốt và đau cổ thường đi kèm với đau họng.

- Amidan mở rộng (phì đại): Amidan lớn làm giảm kích thước đường thở, làm cho ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ nhiều hơn.

- Sỏi amidan: Tình trạng xuất hiện các khối màu trắng hoặc vàng trên amidan do mắc thức ăn tại amidan khiến vi khuẩn phát triển lắng đọng chất cặn tạo thành sỏi.

- Viêm khớp cấp: Các khớp cổ tay, khớp đầu gối, các ngón tay ngón chân bị sưng, nóng, đỏ và đau, toàn thân mệt mỏi, uể oải.

- Sau viêm amidan có thể bị viêm cầu thận, viêm thận cấp: Người bệnh bị phù chân, phù mặt

Phòng ngừa viêm amidan

Viêm amidan chủ yếu là do virus và vi khuẩn truyền nhiễm gây nên. Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất là thực hành vệ sinh tốt.

- Rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn

- Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước, chai nước hoặc dụng cụ cá nhân

- Thay bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán bị viêm amidan

- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi sau đó rửa tay thật sạch

Trường hợp nào nên cắt viêm amidan?

Nhiều người băn khoăn có nên cắt viêm amidan hay không? Câu trả lời là nếu viêm amidan ở mức độ nhẹ thì không cần thiết phải cắt, bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan trong các trường hợp sau:

- Viêm amidan cấp tính tái đi tái lại từ 5-6 lần/năm hoặc gây các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận…

- Kích thước amidan quá to gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, khó thở lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần

- Viêm amidan mãn tính trong thời gian dài, dù điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân vẫn bị đau họng, viêm hạc cổ và hơi thở hôi

- Biến chứng áp xe quanh amidan phải nhập viện điều trị

- Khi nghi ngờ khối u ác tính, amidan chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng

Nguồn: TenMienNgon.com