Header Ads Widget

Bệnh viêm xoang: Nguyên nhân và Điều trị

Bệnh viêm xoang là một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Khi bị viêm xoang, người bệnh thường phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu như ho, đau đầu, nghẹt mũi, khó thở,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe. Đặc biệt, nếu không xử lý kịp thời bệnh phát triển mãn tính sẽ rất khó khăn trong việc điều trị. 

Bệnh viêm xoang là gì?

Theo các chuyên gia về tai mũi họng, khuôn mặt được cấu tạo bởi nhiều xương nhỏ, nhiều hốc rỗng trong khung xương. trong những hốc rộng đó có bộ phận của mũi ngoài (khoang mũi), mũi trong (hốc mũi) và các xoang cạnh mũi. 

Xoang là bộ phận sụn xốp nằm ở bên trên trong xương, được cấu trúc bởi nhiều khe hốc như san hô. Xoang có chức năng làm lưu thông chất nuôi xương, đồng thời làm giảm tỷ trọng xương, tạo độ vang và ấm cho trọng giọng nói.

Viêm xoang (hay còn gọi viêm xoang mũi) là tình trạng nhiễm trùng, viêm một hoặc toàn bộ khoang xoang khiến xoang không còn khả năng hoạt động bình thường. Những tổn thương này kéo dài, không chữa trị kịp thời gây ra hậu quả ứ đọng dịch dày. Lượng dịch nhầy tích tụ và bán vào thành dẫn tới bít tắc lỗ thông xoang, tạo mủ. 

Bệnh xoang có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, không phân biệt giới tính. Đặc biệt, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có dẫn đến viêm xoang mãn tính, gây biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. 

Bệnh viêm xoang có lấy loại?

Bệnh viêm xoang được chia thành nhiều loại. Xét về cấp độ nặng nhẹ, bệnh có loại và cấp tính và mãn tính. 

- Viêm xoang cấp tính là gì: Đây là tình trạng viêm xoang mức độ nhẹ, thời gian diễn ra ngắn dưới 4 tuần. Ở giai đoạn này, bệnh mới khởi phát, các triệu chứng chưa nghiêm trọng do vậy điều trị sẽ dễ dàng hơn.

- Viêm xoang mãn tính là gì: Viêm xoang cấp tính nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng kéo dài dai dẳng trên 3 tháng sẽ gây ra mãn tính. Lúc này nếu không xử lý đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Ngoài ra, theo cấu tạo và vị trí khoang mũi, bệnh được chia ra thành nhiều loại như:

1. Viêm xoang hàm

Vị trí của xoang hàm là nằm ngay hai bên má và hướng về cánh mũi. Trên bề mặt xoang hàm sẽ có một thành niêm mạc mỏng, trên đó là một lớp lông có tác dụng giữ ấm cũng như độ ẩm cho mũi.

Xoang hàm là nhóm xoang trước tỷ lệ nhiều người mắc phải. Vị trí xoang này nằm ở hai bên má và hướng về phía của cánh mũi. Viêm xoang hàm là tình trạng niêm mạc xoang bị tổn thương do yếu tố nào đó tác động dẫn tới sưng tấy, tạo mủ gây đau nhức.

2. Viêm xoang bướm

Xoang bướm có vị trí nằm trong thân của xương bướm, gắn liền với tuyến yên, xoang tĩnh mạch hang, thị giác. Xoang bướm có hai xương hai bên không cân xứng mà lệch về một bên. Bệnh xảy da do viêm hoặc nhiễm vùng ở niêm mạc xoang bướm.

(Xem thêm: Vietnam car rental)

Triệu chứng của xoang bướm thường không rõ ràng, thường chịu ảnh hưởng bởi các cơ quan khác. Điều này gây khó khăn trong việc phát giác chứng bệnh để xử lý kịp thời. Tuy nhiên vì vị trí xoang này gần với mắt nên thường gây ra tình trạng mờ mắt, giảm thị lực,..

3. Viêm xoang trán

Xoang trán nằm nằm ở vị trí cao nhất của hệ thống xoang mặt, nằm ngay trê ở mắt và chỉ ngăn cách với não bộ bằng một vách xương. Trong tất cả các loại xoang thì xoang trán thường gặp hơn cả. Bệnh gây ra tình trạng tiết nhiều dịch đặc là lấp kín đường từ xoang trán xuống các khe mũi.

Viêm xoang trán thường gây ra các triệu chứng như đau nhức trán, chảy nhiều mủ dịch, nghẹt mũi,….Nếu bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

4. Viêm xoang sàng

Xoang sàng là phần xương nằm giữa hại mắt, dưới trán và hướng về phía trên hốc mũi. Bên trong xoang sàng được chia thành 4 hang rỗng thông với nhau. Vị trí này cũng rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây tổn thương dẫn tới các dạng viêm như: 

- Viêm xoang sàng trước: Dịch nhầy tiết nhiều dẫn tới ứ đọng ở mũi, gây tác và dẫn tới đau nhức ở gốc mũi.  

- Viêm xoang sàng sau: Dịch nhầy có chiều hướng dồn xuống vòm họng gây ra tình trạng phản xạ khạc đờm. 

- Viêm xoang sàng 2 bên: ở một số trường hợp bị xoang sàng ở cả trước và sau khiến máu không lưu thông gây ra triệu chứng chảy nước mũi, có đờm,…

5. Viêm đa xoang

Viêm đa xoang là tình trạng các khoang xoang đều bị viêm cùng một lúc. Tình trạng này khiến nhiều người cảm thấy khó chịu do các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, viêm đa xoang không sớm điều trị gây mãn tính dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân viêm xoang thường gặp

Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang thường gặp như:

- Vi khuẩn, nấm: Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm nhiễm các khoang xoang, làm ức đọng chất nhầy, khí huyết không lưu thông.

- Dị ứng cơ địa: Người có cơ địa dễ bị dụ ứng với các tác nhân như thức ăn, hóa chất, lông động vật, phấn hoa,… cũng có nguy cơ cao làm phù nề niêm mạc mũi, dẫn tới nhiễm trùng, viêm.

- Đề kháng kém: Những người có sức đề kháng yếu, suy nhược có thể, hệ hô hấp kém không có khả năng chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý. 

- Vệ sinh kém: Việc thường xuyên vệ sinh cá nhân, tai mũi họng kém sẽ tạo điều kiện môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển và sinh sôi. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới vi khuẩn đi vào các xoang gây ra viêm nhiễm. 

- Ảnh hưởng bệnh lý khác: Ở một số trường hợp tiền sử mắc các bệnh như bị sâu răng, viêm nhiễm răng miệng nhưng không được xử lý kịp thời và đúng cách có nguy cơ cao làm bùng phát chứng bệnh. 

Triệu chứng viêm xoang dễ thấy

Khi bị bất kỳ các dạng viêm xoang nào đó, người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu. Một số dấu hiệu viêm xoang như:

- Viêm xoang gây đau đầu: Lúc này do khí huyết không lưu thông tới các xoang gây ra hiện tượng đau nhức ở giữa 2 lông mày, đau ở trên ổ mắt kèm theo triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi,….

- Chảy dịch mũi: Người bị bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu vùng mũi cùng với đó là hiện tượng chảy dịch có mùi hôi, tanh. Điều này khiến người bệnh bị khụt khịt, khó chịu cổ họng, luôn muốn khạc đờm.

- Nghẹt mũi: Đây cũng là triệu chứng đặc trưng bị bị viêm nhiễm xoang. Đặc biệt thường xuyên hiện vào buổi tối và sáng thức dậy khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi dẫn tới phải thở bằng miệng.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp một số dấu hiệu khác như hắt hơi, sổ mũi liên tục, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ tới cao, thường xuyên chóng mặt, choáng váng,…

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm xoang

Viêm xoang là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Dưới đây là một số câu hỏi và lời giải đáp về chứng bệnh này.

Viêm xoang có lây không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, viêm xoang có lây hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Với những trường hợp mắc bệnh do tác nhân vi khuẩn, virus gây ra thì hoàn toàn có khả năng làm lây nhiễm sang người khác qua đường hô hấp.

Song, các bạn cũng không quá lo lắng vì khả năng lây nhiễm còn phục thuộc rất nhiều vào mức độ tiếp xúc và hệ miễn dịch. Nếu sức khỏe tốt, sức đề kháng cao thì cơ thể hoàn toàn có thể tự chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Bệnh viêm xoang có di truyền không?

Viêm xoang là một bệnh về đường hô hấp gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh. Đặc biệt có thể làm lây lan tới những người xung quanh. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn không có khả năng di truyền. Nếu giai đoạn mang thai, bà bầu bị xoang sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Viêm xoang có nguy hiểm không?

Viêm xoang gây ra nhiều triệu chứng như đau nhức đầu, nghẹt mũi, chảy dịch mũi, hắt hơi liên tục,… làm cản trở sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, nếu bệnh không được xử lý kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng viêm xoang mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng thường gặpnhư:

- Biến chứng đường hô hấp: Xoang gần với hệ thống tai mũi họng. Khi bộ phận này bị vi khuẩn tấn công sẽ rất dễ dàng làm cho vi khuẩn đi tới mũi họng theo theo đường dịch chảy gây ra các biến chứng như viêm họng, viêm tai giữa, viêm mũi,…

- Biến chứng ở mắt: Các xoang cũng rất gần với mắt, do vậy khi bị vi khuẩn tấn công nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới vùng mắt gây biến chứng. Một số hậu quả như áp xe mí mắt, viêm túi lệ, giảm thị giác, thậm chí dẫn tới mù lòa.

- Biến chứng ở não: Bệnh mãn tính kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiễm khuẩn sâu, gây ra biến chứng áp xe não, viêm màng não mủ,… 

Bệnh viêm xoang có chữa khỏi được không?

Theo nhiều nghiên cứu, viêm xoang cấp tính ở mức độ nhẹ nếu xử lý kịp thời và đúng cách thì hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nặng mãn tính hoặc đã có biến chứng sẽ rất khó khăn trong việc chữa trị, khả năng phục hồi thấp. 

Như vậy để thấy viêm xoang có chữa khỏi được không và khả năng phục hồi như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng và phương pháp chữa trị. Do vậy, ngay khi phát hiện chứng bệnh, các bạn nên chủ động điều trị để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Các cách điều trị viêm xoang hiện nay

Để cải thiện chứng bệnh viêm xoang, các bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Trị viêm xoang tại nhà

Áp dụng các trị bệnh tại nhà bằng kinh nghiệm dân gian là phương pháp được nhiều người thực hiện. Cách này đơn giản, mà an toàn, không tác dụng phụ. Một số mẹo như:

- Chữa viêm xoang bằng rượu tỏi: Bạn dùng khoảng 50 tỏi, bóc bỏ vỏ, thái nhỏ rồi cho vào ngâm với rượu trắng khoảng 1 tuần. Sau đ, mỗi ngày nhỏ 1 – 2 giọt rượu tỏi vào mũi. Thực hiện mỗi ngày sẽ giúp làm dịu các triệu chứng bệnh nhanh chóng. 

- Sử dụng nghệ tươi: Lấy một củ nghệ tươi, rửa sạch, để ráo nước sau đó giã nát, ép lấy nước cốt. Dùng nước nghệ nhỏ vào mũi 2 -3 lần/ngày. Cách này đơn giản nhưng kiên trì thực hiện sẽ mang lại hiệu quả tốt. 

Lưu ý: Trị bệnh tại nhà bằng kinh nghiệm dân gian có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người. Do vậy, trong trường hợp bạn áp dụng nhiều ngày hoặc bệnh đã nặng, mãn tính nên chủ động lựa chọn phương pháp phù hợp hơn. 

Viêm xoang uống thuốc gì?

Điều trị viêm xoang bằng tây y là phương pháp mang tính khoa học. Hầu hết người bệnh đều được bác sĩ kê các dạng kháng sinh, kháng viêm dạng uống và thông mũi để ức chế triệu chứng bệnh dựa vào tình trạng và triệu chứng lâm sàng. 

Một số loại thuốc như:

- Thuốc kháng sinh: Thuốc nhóm Illinois (như amoxicillin…), trimethoprim,…có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh, thường dùng cho đối tượng bị mãn tính.

- Thuốc giảm đau: Một số thuốc như aspirin, ibuprofen,… có công dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc này an toàn, nên thường được sử dụng để điều trị viêm xoang ở trẻ em. 

- Thuốc thông mũi: Thường là các dạng xịt như pseudoephedrine, naphazoline,… giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi.

Lưu ý: Người bệnh sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua và sử dụng khi không được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. 

Nguồn: TenMienNgon.com